HƯỚNG DẪN VỆ SINH ĐỒNG HỒ
1. Vật dụng cần chuẩn bị:
- Nước ấm, dung dịch xà phòng loãng hoặc dung dịch tẩy rửa nhẹ
- Khăn vi sợi mềm, mỏng
- Bàn chải lông mềm
2. Quy trình chung vệ sinh đồng hồ
- Tháo dây đeo ra khỏi mặt đồng hồ. Nếu như dây đeo đồng hồ của bạn là dây không tháo rời, hãy luôn chú ý khi vệ sinh chúng.
- Vệ sinh nhẹ nhàng phần dây đeo và mặt đồng hồ.
- Để khô tự nhiên trước khi đeo lại vào tay.
3. Vệ sinh dây đồng hồ
+ Với đồng hồ dây kim loại:
Bước 1: Ngâm dây đồng hồ vào dung dịch nước ấm pha một ít xà phòng trong khoảng 3-5 phút
Bước 2: Sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch nốt những vết bẩn còn sót lại
Bước 3: Lau lại bằng nước sạch rồi để khô tự nhiên.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem đánh răng hay dung dịch dấm với nước để làm sạch và giúp dây sáng bóng hơn.
+ Với đồng hồ dây da:
Bước 1: Dùng khăn mềm hơi ẩm lau nhẹ phần bề mặt của dây da.
Bước 2: Thấm một ít dung dịch có tính tẩy rửa nhẹ hoặc dầu ô liu lên bề mặt dây và sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch dây.
Bước 3: Lau sạch chúng bằng một chiếc khăn ẩm.
Lưu ý:
Không ngâm dây da trong nước vì có thể làm dây bị ẩm, mốc và nhanh hỏng.
Không sử dụng máy sấy đề làm khô, điều này dẫn đến hiện tượng dây bị co cứng lại không giữ được sự thoải mái khi đeo như ban đầu.
+ Với đồng hồ dây vải:
Bước 1: Sử dụng dung dịch xà phòng loãng hoặc dung dịch tẩy rửa nhẹ để làm sạch dây vải rồi dùng nước sạch để làm tan hết xà phòng.
Bước 2: Phơi dây ra nơi thoáng mát để chúng khô hoàn toàn trước khi đeo lại.
+ Với đồng hồ dây cao su
Bước 1: Dùng khăn mềm sạch, nhúng ẩm vào trong dung dịch xà phòng loãng hay dung dịch có tính tẩy rửa nhẹ rồi dùng để lau bề mặt dây. Đối với các vết bẩn “cứng đầu” hơn, bạn có thể để một lát rồi dùng bàn chải lông mềm để làm sạch.
Bước 2: Sử dụng khăn mềm để lau sạch xà phòng. Đối với các mẫu dây đeo này, bạn nên chú ý chất tẩy rửa mình sử dụng, hãy luôn chắc chắn về việc chúng không làm mất màu dây đeo của bạn.
Một số lưu ý khi vệ sinh đồng hồ:
- Do quá trình vệ sinh luôn gắn liền với nước hoặc một số các loại dung dịch khác nên hãy luôn cẩn thận để tránh việc nước vào bộ máy làm hỏng đồng hồ
- Luôn thử các loại dung dịch tẩy rửa ở một phần nhỏ của dây đeo để tránh hiện tượng chúng làm đổi màu dây, …
- Nếu đeo đồng hồ vào thời tiết oi bức, nắng nóng thì nên nới lỏng dây đeo và thường xuyên lau đồng hồ bằng khăn mềm để trách việc bụi bẩn tích tụ lâu ngày.
Ngoài dây đeo, phần vỏ đồng hồ cũng như mặt kính cũng nên được vệ sinh thường xuyên. Trong khi đợi các dây đeo khô, bạn dùng khăn ẩm thấm nước ấm lau nhẹ nhàng mặt kính cũng như vỏ đồng hồ.
- Đối với đồng hồ có 2 kim (giờ/phút) và đồng hồ 3 kim (giờ/phút/giây): Bạn kéo nhẹ nút điều chỉnh ra 1 nấc để chỉnh giờ phút.
- Đối với đồng hồ có 2 kim 1 lịch (giờ/phút/lịch ngày) và đồng hồ có 3 kim 1 lịch (giờ/phút/giây/lịch ngày): có 2 nấc chỉnh, bạn kéo nhẹ nút điều chỉnh ra nấc đầu tiên để chỉnh ngày (chỉ có thể chỉnh được 1 chiều, nếu cố vặn chiều còn lại có thể bị gãy lịch) và kéo tiếp ra nấc thứ 2 để chỉnh giờ phút.
- Đối với đồng hồ có 6 kim 1 lịch thì 3 nút điều chỉnh bên cạnh, tuy nhiên tùy vào máy của đồng hồ để có cách chỉnh:
Đồng hồ có chức năng bấm giờ thể thao Chronograph:
+ Nút điều chỉnh nằm ở giữa có 2 nấc chỉnh, kéo nhẹ nấc đầu tiên ra để chỉnh ngày, tiếp đến nấc thứ 2 để chỉnh giờ và phút. + Nút trên cùng để cho chạy/dừng chức năng bấm giờ thể thao (chronograph). + Khi nút trên đang dừng (chức năng bấm giờ chronograph đang dừng) bấm nút dưới để đưa 2 kim về vị trí ban đầu số 12 giờ và đặt lại từ đầu. Đồng hồ tự động (Automatic):
Thông thường nút điểu chỉnh ở giữa kéo ra để chỉnh ngày và giờ.
Lưu ý:
- Một số dòng đồng hồ cao cấphay một số dòng đồng hồ có sử dụng gioăng cao su để chống vào nước thì nút điều chỉnh không kéo ra ngay được mà phải xoay vặn (theo chiều ngược kim đồng hồ) để mở nút điều chỉnh, sau đó mới kéo nhẹ ra các nấc cần điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh xong phải đóng nút điều chỉnh về vị trí ban đầu, ấn nút điều chỉnh vào đồng thời xoay vặn (theo chiều kim đồng hồ) đóng chặt nút điều chỉnh để tránh nước bị thẩm thấu vào máy.
MỨC ĐỘ CHỊU NƯỚC CỦA ĐỒNG HỒ
- Độ chịu nước 30 mét:
+ Có thể đeo đồng hồ khi rửa tay hoặc đi mưa nhẹ
- Độ chịu nước 50 mét:
+ Có thể đeo đồng hồ khi đi mưa, rửa tay ở mức áp lực nước lớn hơn
- Độ chiụ nước 100 mét:
+ Có thể đeo đồng hồ khi đi mưa lớn, rửa tay dưới vòi nước có áp lực nước lớn, đi bơi, lướt sóng hoặc kết hợp một số môn thể thao dưới nước nhẹ nhàng.
- Độ chịu nước 200 mét:
+ Có thể đeo đồng hồ khi đi mưa, rửa tay, bơi, lướt sóng, tham gia các môn thể thao dưới nước, lặn bằng ống thở.
- Độ chịu nước trên 200 mét:
+ Có thể đeo đồng hồ khi đi mưa, rửa tay, bơi, lướt sóng, tham gia các môn thể thao dưới nước, lặn sâu bằng bình dưỡng khí.
- Lưu ý:
+ Phải luôn đóng chặt núm đồng hồ trong mọi hoàn cảnh nhằm tránh đồng hồ bị vào nước.
+ Tuyệt đối không đeo đồng hồ khi dùng nước nóng, tắm nóng lạnh hoặc xông hơi.
+ Không sử dụng đồng hồ vượt quá mức độ chịu nước của nó.